LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO

LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO

LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO

LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO

LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO
LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO
  • slideshow

LỊCH CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sống ở Việt Nam thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,…) sinh trưởng, phát triển và lây nhiễm. Trên chó mèo, việc tiêm chủng cho thú chưa được nhiều người nuôi dành sự quan tâm đúng mức. Chính vì vậy thú non, nhất là những thú chưa chủng ngừa rất dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường. Tại Việt Nam hiện nay đã có vắc-xin để tiêm phòng những bệnh sau:

 

Đối với chó:

  • Bệnh carré do canine distemper virus (CDV).

  • Bệnh viêm ruột do canine coronavirus (CCV), canine parvovirus  (CPV và CPV-2c).

  • Bệnh viêm gan truyền nhiễm do canine adenovirus chủng 1 (CAV-1).

  • Bệnh hô hấp truyền nhiễm do canine adenovirus chủng 2 (CAV-2).

  • Bệnh phó cúm do parainfluenza virus (CPiV).

  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da do Leptospira canicola, L. grippotyphosa, L. icterohaemorrhagiae và L. pomona gây ra – có thể lây cho người.

  • Bệnh dại – có thể lây cho người.

Thông thường chó sẽ được tiêm phòng mũi đầu tiên từ 6-8 tuần tuổi. Dựa trên nhiều yếu tố, chó sẽ được tiêm 2-3 mũi bệnh thường gặp, mỗi mũi cách nhau 3-4 tuần, và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi chó đạt 12 tuần tuổi trở lên.

 

Đối với mèo:

  • Bệnh giảm bạch cầu toàn phần (bệnh sốt/ bệnh viêm ruột truyền nhiễm) do feline parvovirus (FPV).

  • Viêm mũi khí quản truyền nhiễm do feline herpesvirus -1 (FHV-1).

  • Viêm đường hô hấp trên ở mèo do feline calicivirus (FCV).

Thông thường mèo sẽ được tiêm phòng mũi đầu tiên từ 8-9 tuần tuổi trở lên. Dựa trên nhiều yếu tố, mèo sẽ được tiêm 2 mũi bệnh thường gặp, mỗi mũi cách nhau 3-4 tuần, và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi đạt 12 tuần tuổi trở lên.

 

Chủ nuôi cần lưu ý tuân thủ lịch chủng ngừa theo sự tư vấn của bác sĩ thú y. Việc chủng ngừa cho thú cưng không chỉ giúp phòng tránh các bệnh có thể lây sang người, mà còn còn giúp đảm bảo sức khỏe thú cưng của bạn và của người khác.

 

LƯU Ý:

Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giống, tình hình dịch tễ tại địa phương, môi trường sống của vật nuôi,… mà lịch chủng ngừa và loại vắc-xin sử dụng, loại bệnh được chích sẽ được bác sĩ thú y chỉ định phù hợp.

Tin tức khác

Video - clip

children's love is priceless
Cats and Bell
Bravecto Chew-How does it work vietsub
Baby Cats - Cute and Funny
Cats and Bell
Cách Trị Ve Chó Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Tin tức sự kiện

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sống ở Việt Nam thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,…) sinh trưởng, phát triển và lây nhiễm.
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sống ở Việt Nam thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,…) sinh trưởng, phát triển và lây nhiễm.
Parvo là bệnh dễ lây lan ở chó, nhưng chó chưa chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng dễ mắc bệnh hơn. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người. Virus có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn và nước uống, vòng cổ, dây dắt, hay tay và quần áo của người tiếp xúc với chó bệnh.
Việc giữ cho răng miệng chó luôn sạch sẽ thường khó khăn với rất nhiều chủ nuôi, chính vì vậy chó thường bị các bệnh về răng miệng. Thực tế, nghiên cứu cho thấy khoảng 80% chó có dấu hiệu về bệnh răng miệng khi được khoảng 2 tuổi. Các mảng bám dính vào răng sẽ cứng dần và hình thành cao răng. Nếu cao răng không được loại bỏ, dần dần chó sẽ bị bệnh viêm nướu, gây đau đớn cho chó do lợi bị viêm sưng, và có thể dẫn tới bệnh nha chu. Chó sẽ bị rụng răng và dễ bị các bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Carré là bệnh truyền nhiễm ở chó do virus gây ra. Bệnh có thể gây ra các biểu hiện nhẹ ở hoặc gây tử vong ở chó. Mặc dù việc vắc xin đã giúp giảm sự hiện diện của bệnh trong những năm gần đây, mầm bệnh vẫn còn rất nhiều trong môi trường, đặc biệt là ở những thành phố lớn nơi có nhiều chó chưa được tiêm chủng.
Chó thở nhanh, thở gấp lè lưỡi là do chó vận động quá sức, chó bị sốc nhiệt hoặc có thể bị tổn thương hô hấp. Chó thở gấp cần được chăm sóc đúng cách.
backtop